Loading...
Skip to main content

10 sự kiện tiêu biểu của hệ thống Tòa án nhân dân năm 2019

Năm công tác 2019, Tòa án nhân dân các cấp chủ động nắm bắt tình hình, đẩy mạnh thực hiện thành công các giải pháp đột phá nên các mặt công tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trước thềm xuân mới Canh Tý 2020, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao trân trọng giới thiệu 10 sự kiện tiêu biểu của hệ thống Tòa án nhân dân năm 2019.

1. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước - Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019

Ngày 14/01/2019, phát biểu chị đạo tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:

Trong bộ máy Nhà nước ta, Toà án nhân dân có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Toà án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao những thành tích của Tòa án nhân dân và giao cho hệ thống Tòa án nhân dân các nhiệm vụ quan trọng là:

C:\Users\computer\Desktop\Tồng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019.JPG

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019

“Tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng Ngành, thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ Thẩm phán thanh liêm, chính trực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, có tấm lòng nhân ái; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp trong Toà án; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao năng lực trong các hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp”.

2. Hệ thống Tòa án nhân dân hoàn thành nhiệm vụ, đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu quan trọng Quốc hội giao

Năm 2019, số lượng các loại vụ việc mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các Tòa án tập trung thực hiện tốt nhiều giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng công tác xét xử nên đã hoàn thành những chỉ tiêu quan trọng do Quốc hội giao.

Trong năm qua, các Tòa án đã thụ lý 554.269 vụ việc, đã giải quyết được 494.403 vụ việc (đạt tỷ lệ 89,2%); số vụ việc còn lại hầu hết còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật.Không để xảy ra việc kết án oan người không có tội;tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Tòa án là 1,13% (giảm 0,03% so với cùng kỳ năm 2018). Chất lượng hoạt động của các Tòa án đã nâng lên, hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầucơ bản mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra, trong đó một số chỉ tiêu Quốc hội đề ra đã được hoàn thành vượt mức.

3. Tổ chức xét xử các vụ án tham nhũng lớn được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, dư luận đồng tình, ủng hộ

Trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tội phạm tham nhũng đang từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh. Tòa án nhân dân với vị trí, vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp đã đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng. Riêng năm 2019, Tòa án nhân dân các cấp đã đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn.

xet xu.jpg

Xét xử vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG

Kết quả xét xử các vụ án tham nhũng cho thấy, các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước, đồng thời cũng chú ýáp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo việc thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị các bị cáo chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại. Đồng thời, cũng kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước, những kẽ hở của cơ chế, chính sách để các cơ quan liên quan có biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.

4. Ban hành nhiều Nghị quyết, Án lệ, Giải đáp vướng mắc, đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện thể chế

Năm 2019, Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn xét xử thông qua việc tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về thực tiễn thi hành pháp luật như: về giám đốc thẩm, tái thẩm; về biện pháp khẩn cấp tạm thời; về pháp luật kinh doanh bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm phi nhân thọ; về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;… Qua đó, tiếp nhận 194 vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp để nghiên cứu, giải đáp giúp cho các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.Đã ban hành hơn 40 văn bản giải đáp về hơn 150 vấn đề vướng mắc của các Tòa án.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 08 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Những Nghị quyết này đã thống nhất nhận thức trong áp dụng pháp luật, đặc biệt là các vấn đề nóng, dư luận bức xúc, các cơ quan tiến hành tố tụng đang có nhận thức khác nhau như: xâm hại tình dục; bảo hiểm xã hội; tội rửa tiền;...

án lệ.jpg

Hội thảo về án lệ

Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Nghiên cứu xây dựng cuốn “Án lệ và Bình luận - Quyển II” và hoàn thiện Giáo trình “Án lệ và thực tiễn xét xử”; công bố mới 13 án lệ, nâng tổng số án lệ đã được công bố là 29 án lệ; và tiếp tục nghiên cứu, xây dựng 17 dự thảo án lệ.

Tòa án nhân dân tối cao đã tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Quốc thông qua 08 dự án luật, đang tiếp tục nghiên cứu, xây dựng 04 dự án luật; đồng thời, đang phối hợp xây dựng,tham gia góp ý kiến đối với nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hữu quan xây dựng.

5. Xây dựng và trình Quốc hội Dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án trên cơ sở thí điểm thành công tại 16 tỉnh, thành phố

Thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kết quả đã hòa giải thành, đối thoại thành được 36.985 vụ việc, trên tổng số 47.493 vụ việc, đạt tỷ lệ 78,08%. Như vậy, số vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành đã giúp các Tòa án không phải xét xử 36.985 vụ việc, qua đó ước tính tiết kiệm cho ngân sách nhà nước trên 150 tỷ đồng. Kết quả thí điểm đã được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá là mô hình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống, xã hội, phù hợp với xu hướng giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp thay thế phương thức xét xử của nhiều quốc gia trên thế giới.

tơ trinh.jpg

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao